Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào bạn cũng đừng quên hỏi nhà tuyển dụng 7 mẫu câu hay nhất này

Nhiều người tìm việc nhầm nhọt phỏng vấn xin việc là cuộc đối thoại một chiều: nhà tuyển dụng hỏi và mình trả lời. Suy nghĩ sai lầm này “giết” chết không ít giấc mơ xin việc của người trẻ vì không khôn khéo biến cuộc phỏng vấn xin việc một chiều nhàm chán thành buổi trò chuyện hai chiều thông minh có sự trao đổi vị trí giữa người hỏi - người đáp.

Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào bạn cũng đừng quên hỏi nhà tuyển dụng 7 mẫu câu hay nhất này

Nhưng khi đã có quyết tâm xây dựng cuộc nói chuyện hai chiều thú vị với nhà tuyển dụng thì người tìm việc lại không biết nên hỏi những câu hỏi gì cho họ để thể hiện mình là ứng cử viên tiềm năng. Và đó cũng là vấn đề khiến không ít người trăn trở và ngần ngại chẳng dám mở lời khi nhà tuyển dụng đặt vấn đề muôn thuở: Anh/ chị có muốn hỏi tôi câu gì không? Đừng lo vì 7 mẫu câu hay nhất nên hỏi nhà tuyển dụng trong bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào trong bài viết bên dưới đây của Việc làm HCM sẽ cho bạn gợi ý ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi buổi phỏng vấn xin việc đang diễn ra sẽ chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng cử viên tiềm năng sáng giá khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như sự tò mò, ham muốn tìm hiểu về công việc, vị trí ứng tuyển nhưng sẽ là việc làm mạo hiểm nếu bạn không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Câu hỏi đặt ra cho nhà tuyển dụng nên liên quan mật thiết đến vai trò, công ty mà bạn đang ứng tuyển, tránh đặt những câu hỏi lan man khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp khả năng của bạn và dẫn đến việc bạn bị loại khỏi vòng phỏng vấn.

7 câu hỏi tuyệt vời dưới đây sẽ giải cứu bạn khỏi tình huống tất yếu diễn ra khi phỏng vấn xin việc và giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cùng Việc làm HCM theo dõi nhé.

1/ Anh (chị) có thể mô tả về ứng viên lý tưởng đối với công ty của anh (chị) là như thế nào?

Khi đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng, bạn đang tìm hiểu hình mẫu ứng viên lý tưởng của họ và từ đó điều chỉnh phản ứng để đánh bóng những kỹ năng bạn có sao cho phù hợp với yêu cầu về một ứng viên lý tưởng mà nhà tuyển dụng vừa đưa ra.

2/ Anh (chị) có thể cho biết những chìa khóa để thành công trong vị trí này là gì?

Câu hỏi mang tính chất thăm dò này sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về hình ảnh một ứng cử viên có sự quan tâm đến việc làm thế nào để bản thân họ có thể nổi trội và phát triển trong vị trí mà công ty đang tuyển dụng. “Nước cờ” này cho thấy bạn là người có tinh thần cầu tiến, mong muốn trụ vững lâu dài cùng công ty chứ không phải những ứng viên dễ “thay lòng đổi dạ” không muốn phấn đấu vì lợi ích của công ty.

3/ Làm thế nào để anh (chị) có thể đo lường được hiệu quả làm việc của vị trí này?

Cách đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên ở từng doanh nghiệp là khác nhau nên bạn cần nhà tuyển dụng làm rõ điều này trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Từ việc nắm vững cách đánh giá hiệu quả đối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển, bạn sẽ dễ dàng đưa ra được chiến lược PR kinh nghiệm bản thân gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Nếu nhà tuyển dụng đánh giá hiệu quả làm việc thông qua chỉ số hiệu suất chính (KPI) mà bạn đã từng là nhân viên đạt thành tích xuất sắc hoặc vượt KPI trong công việc trước đây, hãy chắc chắn là bạn sẽ đề cập đến điều này trong phần còn lại của buổi phỏng vấn xin việc.

4/ Anh (chị) có thể cho biết các mục tiêu chính hiện nay của công ty/ doanh nghiệp là gì?

Khi đặt câu hỏi này, bạn đã thể hiện sức hút hiếm có về bản thân mình cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn đến tương lai của doanh nghiệp/ công ty. Bạn không chỉ đặt thành công viên gạch nền móng về sự tin tưởng mà còn là sự quan tâm gắn bó của bạn dành cho vị trí đang tuyển dụng của công ty/ doanh nghiệp. Khi ứng tuyển các vị trí chiến lược đừng bỏ qua câu hỏi giúp bạn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhà tuyển dụng này. Hỏi thêm về hướng đề xuất cũng như sự tăng trưởng trong tương lai của công ty/ doanh nghiệp và làm nổi bật khả năng của bạn trong việc góp phần vào sự phát triển của công ty/ doanh nghiệp bằng những việc làm cụ thể như thế nào.

5/ Công ty anh (chị) có cung cấp các cơ hội phát triển chuyên môn cho nhân viên không?

Đừng ngần ngại đặt cây hỏi này với nhà tuyển dụng trong lần đầu gặp mặt. Nhà tuyển dụng sẽ càng chú ý đến bạn với hình ảnh một ứng viên có tinh thần cầu tiến, sẵn sàng cải thiện phát triển kỹ năng để ngày càng phù hợp hơn với vị trí họ đang tuyển dụng hơn thôi.

6/ Anh (chị) có thể chia sẻ điều mà anh (chị) yêu thích khi làm việc cho công ty này là gì?

Một ứng cử viên với suy nghĩ khác biệt hẳn sẽ gây ấn tượng sâu sắc trong mắt nhà tuyển dụng. Tìm hiểu về cảm nhận của nhà tuyển dụng khi làm việc trong công ty giúp bạn có cái nhìn rõ nét về văn hóa công ty hơn mà không một website tìm việc nào có thể chia sẻ cặn kẽ giúp bạn. Thông qua câu hỏi này, bạn đã thể hiện sự quan tâm của mình đến các vấn đề về tổ chức của công ty khiến hồ sơ ứng viên của bạn dễ dàng nhận được điểm cộng to đùng đấy.

7/ Anh (chị) có thể cho biết các bước tiếp theo sau quá trình phỏng vấn này là gì?

Dù những gì bạn thể hiện trong suốt buổi phỏng vấn xin việc là tốt hay chưa tốt như kỳ vọng, bạn vẫn nên đặt câu hỏi này để biết được sau vòng phỏng vấn này sẽ là các bước gì? Bạn sẽ chờ điện thoại, email trong khoảng thời gian là bao lâu, có vòng phỏng vấn với ban lãnh đạo hay bài kiểm tra nào khác không, đại loại như thế. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao sự quan tâm bạn dành cho vị trí này và nhất định dù có được nhận việc hay không, bạn đã có một buổi phỏng vấn thành công.

Đặt những câu hỏi hay trong quá trình phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng thấy bạn có sự quan tâm và chuẩn bị chu đáo vị trí mà họ đang cần. Cơ hội nhận việc của bạn qua đó cũng gia tăng nếu bạn biết cách lèo lái cuộc đối thoại một cách đầy khéo léo. Đừng bỏ qua 7 mẫu câu hỏi hay mà Việc làm HCM vừa mách nước giúp bạn để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng ở vòng phòng vấn xin việc nhé.